Có thể nói trồng răng bằng cấy ghép implant là phương pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về phương pháp này. Do đó Nha khoa Dr Hùng đã tổng hợp “tất tần tật” thắc mắc về kỹ thuật này để giải đáp trong bài viết hôm nay.
Ai có thể trồng răng bằng cấy ghép implant?
Trồng răng bằng cấy ghép implant là công nghệ phục hình răng được ứng dụng từ năm 1952. Với ưu điểm về độ bền, thẩm mỹ và khả năng chịu lực, phương pháp này ngày càng được lan rộng trong lĩnh vực phục hình răng.
Để trồng răng implant, bác sĩ sẽ cấy trụ implant trực tiếp vào xương hàm, sau đó chờ tích hợp mới gắn mão sứ phục hình. Chính vì quy trình điều trị có can thiệp tiểu phẫu và xâm lấn trực tiếp đến xương hàm nên không phải ai cũng phù hợp để trồng răng bằng cấy ghép implant.
Bạn có thể trồng răng bằng kỹ thuật này nếu không rơi vào những trường hợp dưới đây:
- Bệnh nhân có xương hàm chưa phát triển đầy đủ.
- Bệnh nhân đang mang thai.
- Bệnh nhân bị viêm nhiễm tại vùng răng cần cấy ghép.
- Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường mất kiểm soát.
- Bệnh nhân mắc một số bệnh mãn tính như: Tim mạch, huyết áp, tiểu đường,…
- Bệnh nhân đã xạ trị vùng xương hàm.
- Bệnh nhân nghiện rượu bia nặng,
Quy trình trồng răng bằng cấy ghép implant
Dưới đây là những bước cơ bản của quy trình trồng răng implant:
Bước 1. Thăm khám, tư vấn
Bệnh nhân được thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát trong vòng 20 – 30 phút, nếu sức khỏe đạt yêu cầu sẽ tiến hành kiểm tra mật độ xương hàm để tiến hành cấy ghép.
Trường hợp bệnh nhân mắc một số bệnh lý về răng miệng, cần điều trị dứt điểm để đảm bảo kết quả trồng răng.
Với những bệnh nhân có xương hàm không đạt điều kiện cấy ghép, bác sĩ phải tiến hành ghép xương để đảm bảo hiệu quả điều trị. Bệnh nhân sau khi ghép xương cần chờ 4 – 6 tháng để có thể trồng răng implant.
Bước 2. Vệ sinh khoang miệng, gây tê
Trước khi cấy ghép, bác sĩ tiến hành vệ sinh khoang miệng để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Sau đó tiến hành gây tê vùng cấy ghép để hạn chế tối đa cảm giác đau nhức khi đặt trụ implant.
Bước 3. Cắm cụ implant
Sau khi vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê, bệnh nhân chính thức bước vào tiểu phẫu cấy trụ implant.
Bước 4. Kiểm tra và lấy dấu răng
Khoảng 1 tuần sau khi cấy trụ implant, bệnh nhân cần quay lại nha khoa để tái khám, kiểm tra tốc độ tích hợp xương của implant.
Sau 3 – 6 tháng, bệnh nhân quay lại phòng khám để lấy dấu răng chế tác răng sứ.
Bước 5. Phục hình răng sứ
Khi đã có răng sứ, bác sĩ tiến hành lắp khớp nối và vít cố định răng sứ lên trên trụ implant, cuối cùng là kiểm tra lại răng implant và hẹn lịch tái khám cho bệnh nhân.
Giải đáp các câu hỏi về trồng răng bằng cấy ghép implant
Bạn đang tìm hiểu về kỹ thuật trồng răng bằng cấy ghép implant? Nếu vậy đừng bỏ qua nội dung dưới đây vì đây chính là những thắc mắc thường được hỏi về kỹ thuật phục hình răng bằng implant:
1. Trồng răng bằng cấy ghép implant giá bao nhiêu?
Chi phí trồng răng bằng cấy ghép implant được cho là khá đắt, nếu so với cầu răng sứ hay hàm giả tháo lắp, bệnh nhân sẽ phải bỏ ra chi phí cao gấp 2 – 3 lần nếu muốn phục hình bằng phương pháp này.
Với trường hợp có nền xương hàm tốt và chắc khỏe, chi phí trồng răng bằng cấy ghép implant thường dao động từ 18 – 28 triệu đồng/ implant. Với trường hợp có nền xương yếu, cần ghép thêm xương để đảm bảo thể tích và mật độ, chi phí cuối cùng sẽ cao hơn từ 7 – 10 triệu.
Để tiết kiệm chi phí trồng răng implant, bệnh nhân nên chọn thời điểm hợp lý, cụ thể là sau khi mất răng khoảng 2 – 3 tháng, tránh để lâu vì sẽ làm xương hàm bị tiêu ngót.
2. Trồng răng bằng cấy ghép implant có đau không?
Trước khi trồng răng, bệnh nhân được gây tê tại vùng cấy ghép nên quá trình đặt trụ implant hầu như không gây đau nhức. Đa số bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi căng tức do tác dụng của thuốc tê.
Tuy nhiên sau khi đặt trụ khoảng 2 tiếng, thuốc tê hết tác dụng dần, vì vậy bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhức rõ rệt hơn. Thông thường, cảm giác đau nhức sẽ rõ nhất trong vòng 2 – 3 ngày đầu, sau 1 tuần thì giảm khá nhiều và sau 2 tuần, hầu như không còn cảm giác đau.
3. Sau khi trồng răng implant có ăn uống được không?
Sau khi trồng răng, bạn chỉ nên sử dụng thức ăn dạng mềm và loãng, tránh sử dụng thức ăn dai, cứng hay thức ăn quá cứng vì có thể làm trụ răng bị lung lay, khiến quá trình lành thương diễn ra chậm hơn.
4. Trồng răng implant ngay sau khi nhổ răng có được không?
Bệnh nhân có thể trồng răng ngay sau khi nhổ nếu vẫn còn chân răng và có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, nên đợi khoảng 1 – 3 tháng sau đó để vùng nướu lành lại, lúc này triệu chứng đau nhức sẽ ít hơn.
Trên đây là giải đáp một số thắc mắc về kỹ thuật trồng răng bằng cấy ghép implant, hy vọng đây là thông tin hữu ích với bạn.
- Chương trình đặc biệt: Dr.Hung hỗ trợ dịch vụ cấy ghép implant trả góp cho khách hàng