ĐIỀU CHỈNH THẮNG MÔI, THẮNG LƯỠI

dinh thang moi

Thắng môi, thắng lưỡi là tổ chức cơ liên kết giữa phần môi, lưỡi với phần lợi dính với hàm trên hoặc phần lưỡi với sàn miệng. Vậy chức năng của chúng là gì? Khi nào cần phẫu thuật dính thắng môi, thắng lưỡi? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết sau.

 

Dính thắng môi, thắng lưỡi là gì?

Thắng môi, thắng lưỡi là một tổ chức cơ nhỏ, được bao ngoài bởi màng cơ, nối hai môi và lưỡi với xương hàm trên và hàm dưới. Thông thường có 7 thắng trong khoang miệng với hình dạng và vị trí khác nhau.

Thắng môi, thắng lưỡi là gì?
Thắng môi, thắng lưỡi là gì?

Chức năng chính của các thắng là giữ cho sự phát triển của các môi và lưỡi hài hòa với sự phát triển của các xương miệng, trong quá trình phát triển của phôi thai. Loại thắng ảnh hưởng lớn nhất đến sự mọc răng và môi trường miệng là thắng nối với lưỡi (thắng lưỡi) và thắng nối ở vị trí chính giữa của môi trên.

Sự bất thường của tổ chức thắng là bệnh lý về di truyền chiếm khoảng 5% dân số và phổ biến ở bé trai hơn bé gái.

Khi nào thì phẫu thuật thắng lưỡi?

Thắng lưỡi là một loại thắng đặc biệt nối mặt dưới của lưỡi với sàn miệng. Nó đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khoang miệng. Đây là tổ chức giữ vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của lưỡi, nhất là khi nuốt.

Để thực hiện quá trình nuốt, lưỡi cần được đưa lên áp sát vòm miệng và quá trình này cũng góp phần tạo hình cho vòm miệng. Sự rắn chắc của thắng lưỡi xác định biên độ hoạt động của lưỡi. Nó chi phối mức độ đưa lên trên hay đưa ra phía trước trong các hoạt động của lưỡi.

Phẫu thuật thắng lưỡi
Phẫu thuật thắng lưỡi

Nếu lưỡi không thể đưa lên đủ sát vòm miệng do thắng lưỡi quá ngắn. Lưỡi sẽ tự đưa ra phía trước theo phản xạ để có thể áp sát vòm miệng. Thói quen này góp phần tạo thúc đẩy sự đưa ra của hàm dưới và hiện tượng cắn hở các răng phía trước. Hiện tượng thắng lưỡi quá ngắn còn gọi là tật “dính lưỡi”.

Về mặt chức năng, thắng lưỡi ngắn gây trở ngại trong việc bú sữa ở trẻ sơ sinh. Đồng thời còn gây khó khăn khi phát âm khi trẻ học nói và ảnh hưởng đến việc chỉnh nha và các vấn đề về răng miệng.

Khi nào thì phẫu thuật thắng môi?

Thắng môi có 2 vị trí, thắng môi trên và thắng môi dưới. Tuy nhiên chỉ có thắng môi trên thường gây nên khoảng hở giữa hai răng cửa giữa. Phẫu thuật cắt thắng môi được khuyên nên thực hiện trong quá trình chỉnh nha. Hay thực hiện khi trẻ trong độ tuổi từ 10-11 tuổi.

Sau khi khe hở giữa 2 răng cửa giữa hàm trên đã được đóng bằng việc chỉnh nha, mới nên thực hiện phẫu thuật cắt thắng môi. Như vậy mới tránh sự hình hành sẹo khi lành thương sau phẫu thuật và làm cho khoảng hở giữa 2 răng cửa tái phát.

Phẫu thuật dính thắng môi
Phẫu thuật thắng môi

Khi khe hở giữa 2 răng cửa đã được đóng, cần duy trì bằng cung dán ở mặt trong của răng. Hiện nay vẫn còn tồn tại những quan điểm trái chiều về chỉ định phẫu thuật cắt thắng môi ở hàm trên. Tuy nhiên, phần lớn các chuyên gia đều đồng tình với quan niệm rằng phẫu thuật cắt thắng môi nên chỉ định cắt sau khi răng nanh vĩnh viện đã mọc.

Trường hợp khoảng hở lớn 6 – 8 mm giữa hai răng cửa, xuất hiện trong quá trình chuyển tiếp từ bộ răng sữa sang bộ răng vĩnh viễn. Phẫu thuật cắt thắng môi cần được thực hiện nhằm hỗ trợ cho việc đóng khoảng hở giữa hai răng cửa vĩnh viễn bằng khí cụ chỉnh nha. Như vậy mới tránh tối đa tình trạng mọc lệch vị trí, thường mọc lệch về phía vòm miệng, của các răng cửa bên và các răng nanh vĩnh viễn. Khi ấy, phẫu thuật cắt thắng môi trên không nhằm mục đích đóng khoảng hở giữa các răng cửa giữa hàm trên mà nhằm hỗ trợ cho việc chỉnh nha.

Thắng môi hàm dưới có thể gây ra một số vấn đề răng miệng khi bám gần bờ nướu dính. Nó gây hiện tượng tụt nướu theo thời gian do lực kéo thường xuyên và luôn hướng xuống dưới do cử đông hằng ngày của môi dưới.

Kết luận về dính thắng môi

Sự bất thường của thắng môi và thắng lưỡi có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe răng miệng (tụt nướu, tiêu xương…); ảnh hưởng đến chức năng (khó khăn khi bú ở trẻ sơ sinh, tật nói ngọng, …); sự phát triển bình thường của 2 hàm, quá trình thay răng… và cả vấn đề về nha khoa trẻ em, vấn đề về thẩm mỹ như đã phân tích ở trên. Tùy trừng trường hợp mà bác sĩ răng hàm mặt sẽ có những chỉ định cụ thể cho vấn đề điều trị

Đây là thủ thuật đơn giản, chỉ cần gây tê tại chỗ, không gây sưng đau sau phau thuật, lành thương nhanh và bệnh nhân có thể ra về trong ngày.

 

Dính thắng môi ở trẻ và những điều cần biết

Dính thắng môi ở trẻ là tình trạng không quá nguy hiểm, tuy nhiên nó lại gây ra nhiều vấn đề cho răng miệng như: Tiêu xương, tụt nướu,…ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai, phát âm và sự phát triển của 2 hàm, vậy các triệu chứng khi trẻ bị dính thắng môi là gì? Độ tuổi nào thích hợp để chữa dính thắng môi cho trẻ? Phẫu thuật cắt phanh môi trên được thực hiện như thế nào?…

Các triệu chứng khi trẻ bị dính thắng môi

Dính thắng môi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng bú sữa của bé, do đó cha mẹ cần cho phương án xử lý kịp thời để khắc phục tình trạng dính thắng môi ở trẻ.

dinh thang moi
Các triệu chứng khi trẻ bị dính thắng môi: Mẹ thấy đau khi cho con bú, trẻ kém tăng cân…

Để đưa ra phương án xử lý kịp thời, cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu của tật dính thắng môi, dưới đây là các dấu hiệu, triệu chứng khi trẻ bị dính thắng môi:

  • Thắng môi của trẻ ngắn và siết chặt.
  • Mẹ thấy đau khi cho con bú.
  • Trẻ kém tăng cân.
  • Trẻ khó chịu, quấy khóc khi bú mẹ.
  • Trẻ muốn bú nhiều hơn do không được ăn đủ.
  • Trẻ thoải mái hơn khi được bú bình.
  • Khó bắt trẻ ngậm vú.

Các triệu chứng của dính thắng môi khá giống với dính thắng lưỡi, do đó nếu không thể xác định cụ thể, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở nha khoa uy tín để có phương án đánh giá chuẩn xác nhất.

Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không? Các biến chứng khi trẻ bị dính thắng môi

Dính thắng môi là dị tật bẩm sinh không quá đáng lo, tuy nhiên nếu tình trạng này xảy ra ở trẻ đang bú mẹ, có thể phát sinh một số biến chứng như:

  • Mẹ bị đau, ngứa hoặc nứt núm vú khi cho con bú.
  • Mẹ bị đau khi cho bé bú, ngay cả khi đã điều chỉnh tư thế cho bé nằm.
  • Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng như: viêm vú, nhiễm trùng nấm men ở mẹ.
  • Bé chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
  • Bé bị mất nước, lười bú.

Bên cạnh các biến chứng trên, dính thắng môi còn có khả năng gây ra một số vấn đề về răng miệng ở trẻ, do sữa và thức ăn dễ đọng lại trên răng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sâu răng, viêm lợi,…

Biện pháp cho trẻ bị dính thắng môi bú đúng cách

Trước khi tìm đến các thủ thuật y tế để giải quyết vấn đề dính thắng môi, các chuyên gia có đưa ra lời khuyên cho mẹ về cách cho con bú hợp lý hơn.

dinh thang moi
Dính thắng môi là dị tật bẩm sinh thường gặp ở trẻ nhỏ
  • Mẹ có thể cho bé bú bằng bình để bé cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Cho bé bú thường xuyên, chia thành nhiều lần để bé được cung cấp đủ dinh dưỡng, điều này cũng giúp mẹ hạn chế tình trạng căng tức ngực.
  • Hạ cằm của bé xuống thấp để bé ngậm bầu vú sâu hơn.
  • Xoa bóp vùng núm vú để tạo vết lõm dưới quầng vú, sau đó đặt miệng bé vào vết lõm đó.
  • Vắt sữa riêng để đảm bảo cung cấp đủ sữa cho bé nếu bé không bú được nhiều.

Dính phanh môi là dị tật khá phổ biến ở trẻ em, dị tật này không quá nguy hiểm, do đó cha mẹ không nhất thiết phải điều trị thắng môi nếu trẻ không gặp khó khăn trong việc bú sữa.

Nếu đã thử nhiều cách khác nhau nhưng trẻ vẫn không bú được, hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa thẩm mỹ để thực hiện phẫu thuật cắt phanh môi.

Phẫu thuật cắt phanh môi trên

Phẫu thuật cắt phanh môi là thủ thuật đơn giản, được sử dụng phổ biến trong việc xử lý tình trạng dính thắng môi, thắng lưỡi,…

Trong thủ thuật cắt phanh môi trên, bác sĩ sẽ cắt bớt một phần thắng môi để nới lỏng bộ phận này, quá trình thực hiện sẽ sử dụng biện pháp gây tê, kết hợp với tia laser giúp hạn chế tình trạng đau nhức.

Độ tuổi thích hợp để cắt phanh môi cho trẻ

Độ tuổi thích hợp để cắt phanh môi cho trẻ là từ 11 – 12 tuổi, khi các răng nanh vĩnh viễn đã mọc đủ, khoảng hở giữa hai răng cửa được đóng.

Ngoài ra, nếu tình trạng dính phanh môi gây ra một số khó khăn cho trẻ như: Gây đau, ảnh hưởng đến giọng nói, gây tụt lợi và khó khăn cho việc vệ sinh răng miệng,… cần thực hiện cắt phanh môi sớm hơn.

Trẻ bị dính thắng môi trên có sao không?

Để hạn chế các biến chứng về sức khỏe, khi trẻ gặp phải tình trạng dính thắng môi, phanh môi, cha mẹ nên liên hệ đến cơ sở nha khoa thẩm mỹ uy tín để được tư vấn và điều trị kịp thời.

dinh thang moi
Trung tâm nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ

Trung tâm nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực nha khoa thẩm mỹ, bằng cách áp dụng công nghệ tiên tiến, quy trình phẫu thuật được tiến hành nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quốc tế, đem lại thành công cho các ca phẫu thuật.

Đội ngũ bác sĩ được đào tạo chuyên sâu và có kinh nghiệm trên 10 năm trong lĩnh vực thẩm mỹ nha khoa sẽ cải thiện tình trạng dính thắng môi một cách nhanh chóng, an toàn nhất.

Nha khoa Dr Hùng không chỉ là đơn vị thẩm mỹ mà là sự kết hợp giữa nha khoa và thẩm mỹ. Toàn bộ phẫu thuật: Dính thắng môi, dính thắng lưỡi được thực hiện chuẩn xác, bằng cách kết hợp giữa hai lĩnh vực này, từ đó đem lại sự yên tâm cho các bậc phụ huynh.

Để tìm hiểu chi tiết về dịch vụ nha khoa thẩm mỹ, hãy liên hệ với Trung tâm nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự theo thông tin cuối bài viết.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.