Răng hàm là nhóm răng quan trọng trên cung hàm, nó đảm nhận chức năng nhai chính và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Một trong những thắc mắc liên quan đến răng hàm chính là răng hàm của trẻ em có thay không? Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng đi vào bài viết hôm nay nhé!
Răng hàm là gì?
Răng hàm của trẻ em có thay không là thắc mắc của khá nhiều bậc phụ huynh khi lần đầu có con. Trước khi trả lời câu hỏi này, hãy cùng tìm hiểu xem răng hàm là răng nào để xác định đúng vị trí của những chiếc răng này trên cung hàm của bé nhé!
Răng hàm là nhóm răng quan trọng vì đảm nhận chức năng nghiền nát thức ăn, giúp hệ tiêu hóa dễ dàng hấp thụ hơn. Mỗi người khi trưởng thành sẽ có ít nhất là 8 răng hàm, nhiều nhất là 12 răng hàm (tính cả 4 răng khôn). Răng hàm là 3 chiếc răng nằm cuối cùng trên cung hàm (tính cả răng khôn). Đối với hàm răng của trẻ, số lượng răng hàm tổng cộng sẽ là 8 chiếc.
Trẻ mọc răng hàm lúc nào?
Trước khi giải đáp thắc mắc: Răng hàm của trẻ em có thay không, hãy cùng tìm hiểu xem răng hàm thường mọc vào thời điểm nào nhé!
Thông thường, chiếc răng sữa đầu tiên của bé sẽ xuất hiện vào khoảng 6 tháng tuổi, đây thường là hai chiếc răng cửa hàm dưới, tiếp đó sẽ là răng nanh và răng hàm sữa. Khi được khoảng 6 tuổi, chiếc răng hàm thứ nhất (có tên là răng hàm số 6) mới bắt đầu mọc – nó thuộc vào nhóm răng vĩnh viễn, không mọc trong quá trình thay và rụng răng sữa.
Răng sữa ở trẻ em sau khi thực hiện nhiệm vụ nhai, nghiền thức ăn trong những năm đầu đời sẽ lung lay và thay thế cho những chiếc răng vĩnh viễn. Thứ tự thay răng sữa ở trẻ thường xuất phát từ răng cửa, sau đó là răng nanh, răng tiền cối và răng cối.
Trong khoảng thời gian bé thay răng (từ 6 – 12 tuổi), cha mẹ cần quan sát thường xuyên để con thay răng thuận lợi, đồng thời hướng dẫn bé cách chăm sóc hợp lý để bảo vệ hàm răng vĩnh viễn vì nhóm răng này chỉ mọc một lần, không được thay mới như răng sữa.
Quay lại với vấn đề: Răng sữa của trẻ em có thay không? Nha khoa Dr Hùng xin được giải đáp thắc mắc này trong phần tiếp theo của bài viết cho tất cả cha mẹ cùng nắm.
Răng hàm của trẻ em có thay không?
Trước khi sở hữu hàm răng vĩnh viễn, chúng ta ai cũng có một bộ răng sữa. Sau 5 – 6 năm thực hiện chức năng ăn, nhai, răng sữa sẽ rụng dần để thay thế cho răng vĩnh viễn. Chính vì vậy có nhiều cha mẹ thắc mắc răng hàm của trẻ em có thay không. Thực tế, răng hàm của trẻ em có thay không được chia thành hai trường hợp, cụ thể như sau:
1. Răng hàm có thay
Trường hợp đầu tiên là răng hàm có thay, đây là những chiếc răng xuất hiện vào thời điểm trẻ em mọc răng sữa, chúng sẽ rụng dần và được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Đối với nhóm răng này thì đáp án cho câu hỏi: răng hàm của trẻ em có thay không sẽ là CÓ.
Răng hàm sữa còn có tên gọi khác là răng hàm số 1 và răng hàm số 2, cha mẹ có thể tìm kiếm hình ảnh của những chiếc răng này để dễ xác định vị trí của chúng. Răng hàm số 1 và 2 thường sẽ rụng để chừa chỗ trống cho răng hàm vĩnh viễn mọc lên.
Trong hầu hết các trường hợp thì răng hàm sữa sẽ rụng trong khoảng thời gian từ 10 đến 12 tuổi, nhóm răng này còn được biết đến với tên gọi là răng tiền hàm, tức là có thay mới, tuy nhiên chúng vẫn thuộc nhóm răng quan trọng nên cha mẹ không nên tự nhổ răng cho bé tại nhà mà nên cho bé ra nha khoa để nhổ răng an toàn nhất.
2. Răng hàm không thay
Răng hàm của trẻ em có thay không? Câu trả lời sẽ là không nếu đây là những chiếc răng hàm xuất hiện trong độ tuổi từ 6 – 7 tuổi, chúng là nhóm răng chỉ mọc một lần và không thay mới.
Răng hàm không thay (răng hàm lớn số 3) là chiếc răng cần được chăm sóc kỹ lưỡng vì rất dễ sâu, nếu bé chưa có thói quen vệ sinh răng miệng, cha mẹ nên kèm cặp để bảo vệ hàm răng một cách tốt nhất.
Lời kết
Tóm lại, với câu hỏi: Răng hàm của trẻ em có thay không, đáp án sẽ tùy thuộc vào vị trí của răng hàm. Có răng hàm sẽ thay và có răng hàm chỉ mọc một lần duy nhất, đối với những chiếc răng hàm không thay, cha mẹ cần hết sức lưu ý vì chúng rất dễ bị sâu do trẻ chưa có thói quen vệ sinh răng miệng hợp lý.
Răng hàm vĩnh viễn không được thay mới sau khi mất đi, chính vì vậy để bảo vệ chiếc răng này, cha mẹ nên cho bé thăm khám răng miệng định kỳ cũng như hướng dẫn bé cách chải răng khoa học để răng không bị sâu.
Bên cạnh thắc mắc: Răng hàm của trẻ em có thay không, có khá nhiều thắc mắc liên quan đến hàm răng của trẻ như: Trẻ mọc răng khi nào? Thời điểm thay răng vĩnh viễn của trẻ là mấy tuổi? Thứ tự thay răng sữa như thế nào?…Để nắm rõ những kiến thức này, hãy tìm đọc các bài viết trong cùng chủ đề của Nha khoa Dr Hùng nhé!