Niềng răng bị gò má cao là tình trạng hiếm gặp vì thực tế niềng răng chỉ tác động đến các răng trên cung hàm chứ không ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt. Vậy nguyên nhân bị hóp má khi niềng răng là gì? Làm cách nào để khắc phục gò má cao khi niềng răng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời nhé!
Hiểu đúng về tình trạng niềng răng bị gò má cao
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha hiện đại và có tính toàn diện, nó cải thiện nhiều dạng sai lệch trên răng mà không xâm phạm đến cấu trúc tự nhiên của răng.
Có một số trường hợp sau khi mang niềng răng bị hóp má, làm cho gương mặt thiếu thẩm mỹ. Cũng với nhiều trường hợp, tình trạng má không căng đầy như trước thường chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn, nó thường biến mất sau khi bệnh nhân quay lại chế độ ăn uống bình thường.
Với những bạn có khuôn mặt bầu bĩnh, khi niềng răng khuôn mặt sẽ trở nên cân xứng và khả ái, vì thực tế trong thời gian mang niềng, các bạn không ăn uống đều đặn như trước kia, đây có thể coi là hiệu quả tích cực của niềng răng.
Có những trường hợp khi đeo niềng răng khiến khuôn mặt hóp lại, má không còn phúng phính như trước, do đó có nhiều bạn nghĩ niềng răng bị gò má cao. Vậy thực tế niềng răng bị gò má cao là do nguyên nhân nào? Cách khắc phục ra sao?
Nguyên nhân niềng răng bị gò má cao
Thực tế cho thấy, quá trình niềng răng chỉ tác động đến răng, không ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt, chính vì vậy tình trạng niềng răng bị gò má cao là việc ngoài ý muốn, nó có thể xuất phát từ các nguyên nhân như sau:
1. Do mất răng lâu ngày
Má của chúng ta được nâng đỡ bởi cung hàm và hệ thống răng cùng các loại cơ trên mặt, với trường hợp bị mất răng lâu ngày, đặc biệt là các răng hàm lớn sâu bên trong, tình trạng tiêu xương hàm có thể xuất hiện. Lúc này răng và xương hàm sẽ bị trùng xuống, gây ra tình trạng hóp má.
Tuy nhiên bác sĩ cũng nhấn mạnh: Niềng răng bị gò má cao hay hóp má chỉ xảy ra khi bạn mất răng hàm trong thời gian dài mà thôi.
2. Niềng răng sai kỹ thuật
Niềng răng là kỹ thuật đòi hỏi tính chính xác cao, nếu ca niềng của bạn được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề kém hoặc sai kỹ thuật, tình trạng hóp má khi niềng răng có thể kéo dài, điều này khiến răng suy yếu, gây tụt lợi, lâu dần răng sẽ lung lay, dễ gãy rụng.
3. Niềng răng bị gò má cao do xương răng bị tiêu
Niềng răng bị gò má cao còn do xương răng bị tiêu. Đặc biệt là với trường hợp đặc biệt, hàm răng lệch lạc nhiều, cần nhổ răng để tạo khoảng trống cho răng dịch chuyển, bác sĩ cần chỉnh lực siết răng trên mắc cài thật chính xác, nếu không sẽ khiến răng đi sai quỹ đạo, dẫn đến tình trạng gò má cao.
4. Bị hóp má khi niềng răng do thói quen ăn nhai
Nguyên nhân niềng răng bị gò má cao mà ít ai nghĩ đến là do thói quen ăn nhai. Thông thường, khi bắt đầu niềng răng, bệnh nhân cảm thấy vướng víu hoặc ê buốt nên thường sử dụng các loại thực phẩm loãng, mềm.
Khi sử dụng các loại thức ăn mềm, hàm không cần sử dụng nhiều lực, từ đó cơ mặt bị chùng xuống, dẫn đến tình trạng hóp má.
Lời khuyên của bác sĩ trong trường hợp này là ưu tiên ăn thức ăn mềm trong thời gian đầu để làm quen với khí cụ. Sau khi đã quen với mắc cài, nên quay lại với chế độ ăn bình thường để hạn chế tình trạng hóp má (tất nhiên vẫn nên tránh các loại thực phẩm quá dai hoặc cứng để không làm sút mắc cài).
Niềng răng bị gò má cao khắc phục như thế nào?
Niềng răng bị gò má cao khiến chúng ta cảm thấy mất tự tin và lo lắng về kết quả điều trị, thật khó để chấp nhận một hàm răng đẹp nhưng lại đi kèm với gò má cao, mặc dù trước đó không gặp tình trạng này.
Để hạn chế tình trạng hóp má khi niềng răng, điều đầu tiên bạn cần làm là lựa chọn cơ sở niềng răng uy tín với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, bên cạnh đó cần kết hợp với những biện pháp dưới đây để cải thiện tình trạng này:
- Tìm hiểu kỹ về kế hoạch điều trị để tự theo dõi kết quả dịch chuyển răng, nếu thấy bất thường, có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ để xử trí kịp thời.
- Lên thực đơn trong quá trình niềng răng với đầy đủ dinh dưỡng. Bổ sung nhiều khoáng chất, vitamin có lợi cho răng bằng cách ăn nhiều trái cây, rau xanh.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể cơ thể duy trì cân nặng ổn định, tránh bị sút cân trong quá trình niềng răng.
- Có chế độ ăn uống bình thường nhưng hãy cố gắng cắt nhỏ thức ăn, tránh sử dụng lực quá mạnh làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha và chất lượng mắc cài.
- Tái khám theo đúng lịch khám của bác sĩ để điều chỉnh lực siết răng đúng thời điểm.
Niềng răng bị gò má cao không gây ra biến chứng nguy hiểm nhưng ảnh hưởng không ít đến thẩm mỹ gương mặt. Để kiểm soát vấn đề này, bạn hãy tham khảo các phương pháp được Nha khoa Dr Hùng gợi ý trên bài viết nhé!
Những điều cơ bản, bạn cần phải biết trước khi quyết định niềng răng: