Làm răng sứ – Tất tần tật về 5 điều quan trọng bạn cần biết

Răng sứ thẩm mỹ và Veneer sứ

Làm răng sứ là phương pháp được nhiều người lựa chọn để sở hữu hàm răng đều đặn hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Nếu bạn có ý định làm răng sứ, đừng vội lướt qua bài viết dưới đây nhé!

1. Làm răng sứ là gì? Ai có thể làm răng sứ?

Làm răng sứ (bọc răng sứ) có tên tiếng Anh là Porcelain Crowns – Đây là phương pháp thẩm mỹ nha khoa giúp đem lại chiếc răng trắng sáng, đều màu, bằng cách bọc lên răng một chiếc mão sứ và cố định vào răng bằng vật liệu chuyên dụng.

Kỹ thuật làm răng sứ sử dụng các mão răng giả được thiết kế với tính thẩm mỹ cao nhờ đó bệnh nhân sẽ có được hàm răng trắng sáng, đều màu. Hiện nay có khá nhiều dòng răng sứ khác nhau, tùy vào điều kiện tài chính, bạn có thể chọn cho mình một loại răng sứ phù hợp.

Dưới đây là một số dòng răng sứ bạn có thể tham khảo:

  • Răng sứ toàn sứ: Là dòng răng được đánh giá cao về thẩm mỹ cũng như chất lượng vì có màu sắc tự nhiên, không gây dị ứng khi đặt trong khoang miệng.
  • Răng sứ kim loại: Là dòng răng sứ có phần sườn làm từ kim loại và bên ngoài phủ sứ. Ưu điểm của loại này giá thành rẻ, khả năng chịu lực tốt nhưng dễ gây đen viền nướu sau một thời gian sử dụng.
  • Răng sứ Titan: Là dòng răng có phần sườn làm từ Titan, bên ngoài phủ sứ. Loại này có tuổi thọ cao hơn răng sứ kim loại nhưng thẩm mỹ kém hơn răng sứ toàn sứ.

2. Quy trình làm răng sứ gồm những bước nào?

Bọc răng sứ là giải pháp phục hình răng được nhiều người lựa chọn, đây còn được gọi là thủ thuật “mặc áo mới” cho răng, giúp răng đều màu và trắng sáng. Một quy trình bọc răng sứ thường gồm những bước như sau:

  • Bước 1: Thăm khám, vệ sinh răng miệng và mài chỉnh răng để gắn mão sứ bên ngoài.
  • Bước 2: Lấy dấu răng đã mài chỉnh để làm răng sứ.
  • Bước 3: Gắn mão răng tạm để bệnh nhân ăn nhai trong thời gian chế tác răng sứ.
  • Bước 4: Nha sĩ gắn thử răng sứ và điều chỉnh trước khi cố định răng vĩnh viễn cho bệnh nhân.
  • Bước 5: Răng sứ được cố định vào trụ răng đã mài nhỏ bằng cement chuyên dụng trong nha khoa.

3. Làm răng sứ bao nhiêu tiền?

Làm răng sứ bao nhiêu tiền là thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm. Thực tế, chi phí bọc răng sứ không nằm ở mức cố định mà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại răng sứ, công nghệ bọc răng và quy trình thực hiện.

Thông thường, chi phí bọc răng sứ dao động từ 1 – 2 triệu nếu bệnh nhân chọn răng sứ Titan hoặc răng sứ kim loại, dao động từ 7 – 9 triệu đồng với răng sứ cao cấp. Chi phí bọc răng sứ càng cao đồng nghĩa với độ bền và thẩm mỹ của răng càng tốt.

Tùy vào điều kiện tài chính, bạn có thể tham khảo ý kiến của nha sĩ để chọn ra dòng răng phù hợp. Theo lời khuyên của nha sĩ, bạn nên chỉ nên bọc răng sứ kim loại cho răng hàm phía trong vì thẩm mỹ của dòng răng này không tốt như răng sứ toàn sứ, phù hợp để bọc cho những vị trí khuất trên cung hàm hơn là vị trí của răng cửa.

4. Bọc răng sứ giữ được bao lâu?

Bọc răng sứ thẩm mỹ giữ được bao lâu? Câu trả lời là tùy vào dòng răng mà bạn lựa chọn. Mỗi loại răng sứ có mức giá khác nhau, đồng nghĩa với độ thẩm mỹ và tuổi thọ sẽ không giống nhau.

Dựa vào cấu tạo, răng sứ được chia thành 2 dòng chính là: Răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ.

Trong đó, răng sứ kim loại nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt sẽ có tuổi thọ từ 5 – 10 năm. Sở dĩ loại răng này có tuổi thọ thấp hơn răng toàn sứ là do kim loại dễ bị oxy hóa khi tiếp xúc với nước bọt thường xuyên, gây đen viền nướu và dễ bị ảnh hưởng bởi kích thích nóng lạnh sau một khoảng thời gian nhất định.

Đối với răng toàn sứ, nếu được phục hình đúng kỹ thuật thì dòng răng này có thể duy trì tuổi thọ từ 15 – 20 năm. Đặc trưng của dòng răng này là cấu tạo đồng nhất từ sứ, không gây kích ứng hay gây đen viền nướu. Ngoài ra, răng sứ toàn sứ không bị ảnh hưởng bởi kích thích nóng lạnh nên tuổi thọ cao hơn răng sứ kim loại cũng là điều dễ hiểu.

5. Làm răng sứ có hại không?

Bọc răng sứ có hại không? Theo các chuyên gia tại Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ nha khoa Việt Nam, bọc răng sứ là kỹ thuật an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng dù sự thật là răng bị mài nhỏ hơn bình thường.

Cơ sở của kết luận này là răng sau khi bị mài sẽ nhỏ sẽ mỏng hơn nhưng tủy răng vẫn còn nguyên vẹn, vì vậy răng không hề yếu đi. Không chỉ vậy, răng sứ là vật liệu có độ cứng cao, có thể chịu lực gấp 5 lần răng thường nên khả năng nhai của bệnh nhân được cải thiện đáng kể.

Thời gian đầu khi bọc răng sứ, bạn sẽ cảm thấy hơi cộm vướng và khó khăn trong việc ăn nhai do chưa quen nhưng yên tâm vì cảm giác này sẽ biến mất nhanh chóng khi bạn đã quen với những “người bạn mới” này.

Trên đây là tất tần tật thông tin về kỹ thuật bọc răng sứ thẩm mỹ, hy vọng nó hữu ích với bạn!