Bệnh sâu răng là gì? Cách phòng ngừa và điều trị như thế nào?

Bệnh sâu răng

Bệnh răng sâu là gì? Nguyên nhân của bệnh răng sâu là gì? Làm cách nào để điều trị răng sâu hiệu quả?…Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến chủ đề này được đặt ra, để nắm rõ hơn về bệnh sâu răng, hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

Bệnh sâu răng là gì?

Bệnh sâu răng là một bệnh rất thường gặp và việc chữa trị cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng mất răng.

Nguyên nhân của bệnh răng sâu là gì?

Nguyên nhân của bệnh răng sâu là gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, do đó hãy cùng Nha khoa Dr Hùng tìm ra câu trả lời ngay sau đây:

bệnh răng sâu là gì?
Nguyên nhân của bệnh răng sâu là gì?

Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sâu răng là do vi khuẩn Streptococcus Mutans có sẵn trong khoang miệng, khi thức ăn thừa bám lâu trên mặt răng (Đặc biệt là tinh bột, đường) các vi khuẩn này sẽ phân hủy thức ăn, trong quá trình này sẽ tạo ra acid ăn mòn men răng và ngà răng.

Sự phá hủy xảy ra liên tục không dừng lại nếu không có sự can thiệp điều trị kịp thời, làm mất đi men và ngà răng tạo thành lỗ hỗng trên răng mà ta thường gọi là lỗ sâu răng hay răng bị sâu.

Biểu hiện của răng bị sâu có thể là một lỗ sâu, một chấm đen trên răng hoặc có khi là một đốm trắng đục trên răng. Người ta chia sâu răng theo 3 mức độ :

  • Sâu men: khi sự phá hủy chỉ xảy ra ở lớp men
  • Sâu ngà nông: khi lớp men ngà bị phá hủy dưới 2mm
  • Sâu ngà sâu: khi lớp men ngà bị phá hủy trên 2mm

Các triệu chứng của bệnh răng sâu là gì?

Răng bị sâu sẽ nhạy cảm hơn bình thường, do đó dễ cảm thấy ê buốt khi sử dụng thức ăn quá nóng hoặc lạnh, khi lỗ sâu răng phát triển nặng hơn, tủy răng sẽ bị viêm nhiễm, bệnh nhân lúc này thường xuyên gặp phải các cơn đau, nhức răng. Một số trường hợp đau dữ dội là do vi khuẩn tấn công vào tủy răng gây ra viêm tủy cấp hoặc hoại tử tủy.

Bạn có thể nhận biết các triệu chứng của bệnh sâu răng ngay tại nhà mà không cần chẩn đoán bệnh sâu răng tại cơ sở nha khoa, do đó ngay khi nhận thấy các dấu hiệu này, cần đến ngay cơ sở nha khoa uy tín để chữa trị kịp thời.

Bạn nên làm gì để ngăn ngừa bệnh sâu răng?

  • Chải sạch răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ, là cách đơn giản, dễ thực hiên, nhưng làm giảm đáng kể tình trạng sâu răng.
  • Hạn chế ăn vặt kẹo bánh trong ngày.
  • Khám răng định kỳ để phát hiện và điều trị sớm. Việc điều trị cho một răng bị sâu nhưng tủy răng chưa bị ảnh hưởng sẽ rất đơn giản, nhanh chóng, chi phí thấp, hiệu quả cao.

Điều trị bệnh sâu răng như thế nào cho hiệu quả?

Khi bị sâu răng phải làm sao? Điều trị bệnh sâu răng như thế nào cho hiệu quả?

Sâu răng nếu không chữa trị, sự mất chất của răng ngày càng lớn, đồng thời vi khuẩn phát triển vào xương ổ răng gây ra nhiễm trùng trong xương ổ răng. Trường hợp nhiễm trùng nặng không thể giữ được răng mà phải nhổ. Vì thế khi phát hiện sâu răng cần phải chữa trị ngay mà không nên chần chừ.

Để điều trị sâu răng tận gốc, cần loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trong răng, trong đó phương pháp trám răng thường được áp dụng rộng rãi nhất, sau khi xử lý và loại bỏ ổ vi khuẩn, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để bít lại lỗ sâu, ngăn chặn vi khuẩn tấn công trở lại.

Tùy theo tình trạng của răng bị sâu để có những cách điều phù hợp:

  • Răng bị sâu nhưng tủy răng còn lành mạnh, bệnh nhân không có triệu chứng đau hoặc chỉ đau nhẹ khi ăn uống, khi đó trám răng là giải pháp được chọn lựa.Trường hợp răng bị sâu gây ra viêm tủy hoặc hoại tử tủy, chưa có nhiễm trùng ở xương ổ răng, cần phải chữa tủy răng trước khi trám,
  • Trường hợp răng bị sâu đã có nhiễm trùng ở xương ổ răng, tùy theo mức độ nhiễm trùng, nếu nhiễm trùng nhẹ có thể chữa tủy và trám răng. Trường hợp nhiệm trùng nặng gây viêm tủy cấp hoặc hoại tử tủy thì cần phải nhổ bỏ để tránh lây nhiễm các răng xung quanh.

Chất liệu trám răng ngày nay thường được sử dụng là composite. Tuy nhiên, composite bị đổi màu sau vài năm và không lưu giữ tốt trong những trường hợp xoang sâu lớn. Do đó, khi xoang sâu lớn, giải pháp tốt hơn là làm inlay – onlay, đó là những khối đúc bằng vàng hoặc sứ bằng với kích thước của xoang sâu, gắn vào răng bằng vật liệu dán.Ưu điểm của inlay và onlay là không bị đổi màu theo thời gian.

Ngoài ra, răng có xoang sâu lớn hoặc những răng đã điều trị tủy có thể chọn giải pháp trám răng bằng composite sau đó bọc mão răng.

Bảng Giá Nha Khoa Tổng Quát tại Nha Khoa Dr Hùng

NHA KHOA TỔNG QUÁT:

Cạo vôi đánh bóng (độ 1) 400.000 / 2 hàm
Cạo vôi đánh bóng (độ 2) 500.000 / 2 hàm
Cạo vôi + Thổi cát 600.000 – 700.000 / 2 hàm
Cạo vôi dưới nướu 2.000.000 / 1 hàm
Nạo túi nha chu 550.000 / 1 răng
Nạo túi nha chu bằng Laser 1.100.000 / 1 răng
Trám răng 400.000 – 600.000 / 1 răng
Chữa tủy / Chữa tủy lại 3.000.000 – 5.500.000 / 1 răng

Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí !TRUNG TÂM NHA KHOA DR HÙNG & CỘNG SỰ

TƯ VẤN 24/7: (08) 39257526 – 0914 900 016

 

7 Câu hỏi phổ biến nhất về bệnh sâu răng - Giải đáp từ chuyên gia

1. Các giai đoạn của bệnh răng sâu là gì?

Bệnh sâu răng thường được chia thành 4 giai đoạn chính như sau:

  • Giai đoạn 1 – Sâu men răng
  • Giai đoạn 2 – Sâu ngà răng
  • Giai đoạn 3 – Viêm tủy răng
  • Giai đoạn 4 – Chết tủy

2. Đối tượng nào có nguy cơ bị bệnh răng sâu cao?

Những người có thói quen vệ sinh răng miệng kém, thường xuyên sử dụng đồ ăn vặt, thực phẩm nhiều đường là đối tượng có nguy cơ bị bệnh răng sâu nhiều nhất.

3. Sâu răng thường gặp ở vị trí nào trên răng?

Răng hàm là chiếc răng dễ bị sâu răng nhất, do thực hiện chức năng nhai chính và nằm ở sâu trong khoang miệng, nên dễ tạo điều kiện cho thức ăn thừa bám lại, khó quan sát và vệ sinh.

4. Những thói quen tốt giúp hạn chế sâu răng

Phòng ngừa bệnh sâu răng như thế nào? Những thói quen tốt giúp hạn chế bệnh răng sâu là gì?

bệnh răng sâu là gì?
Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày 2 lần

Bệnh sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng khá phổ biến hiện nay, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế sâu răng nếu duy trì những thói quen tốt như:

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày 2 lần.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn vặt, nước ngọt,…
  • Chải răng đúng cách, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước và nước súc miệng.
  • Thăm khám răng miệng định kỳ.
  • Cạo vôi răng từ 4 – 6 tháng/ 1 lần,…

5. Bà bầu bị sâu răng ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Theo nghiên cứu, bà bầu bị sâu răng hoặc viêm nha chu có nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao gấp 2 – 3 lần người bình thường, trẻ sinh ra thường nhẹ cân, dễ bị tiền sản giật,…

Khi bị sâu răng hoặc viêm nha chu, lượng vi khuẩn từ ổ viêm sẽ di chuyển theo đường máu vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong nước ối, gây co thắt tử cung, từ đó bà bầu bị sâu răng có nguy cơ sảy thai, chuyển dạ sớm.

6. Sâu răng lỗ to gây ra biến chứng gì?

Biến chứng của bệnh răng sâu là gì? Sự nguy hiểm của sâu răng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này ngay sau đây:

Sâu răng lỗ to là tình trạng vi khuẩn đã làm hỏng vỏ răng, khiến răng xuất hiện lỗ hổng lớn, thông thường ở giai đoạn này, các dây thần kinh bên trong răng đã bị tổn thương nghiêm trọng, khiến người bệnh trải qua các cơn đau dữ dội.

Sâu răng lỗ to khiến các dây thần kinh ở chân răng bị nhiễm trùng, dẫn đến sưng đau, ê buốt, ngoài ra còn khiến nguồn cung cấp máu đến dây thần kinh bị gián đoạn, gây chết tủy, làm răng yếu, rụng răng,…

Ngay cả khi các dây thần kinh trong chân răng đã ngừng hoạt động, các mô chết xung quanh đó vẫn âm thầm bị viêm nhiễm, mưng mủ, tình trạng này nếu để lâu hơn sẽ khiến hàm bị viêm nhiễm, gây ra tình trạng sốt cao, áp xe răng, nguy hiểm đến tính mạng,…

7. Điều trị sâu răng ở đâu uy tín tại HCM

Để điều trị dứt điểm bệnh sâu răng, bạn có thể liên hệ với Trung tâm nha khoa Dr Hùng & Cộng Sự, với kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực nha khoa, đi kèm với đó là hệ thống thiết bị, công nghệ hiện đại, Nha khoa Dr Hùng cam kết điều trị dứt điểm bệnh lý sâu răng mà bạn đang mắc phải với chi phí hợp lý.

Tính đến thời điểm hiện tại, Nha khoa Dr Hùng đã điều trị thành công cho hàng ngàn ca bệnh sâu răng với mức độ phức tạp khác nhau, đem lại nụ cười tự tin cho khách hàng.

Sau quá trình điều trị, bạn sẽ được hướng dẫn về cách chăm sóc răng miệng hợp lý, hạn chế nguy cơ mắc sâu răng trở lại.

Trên đây là thông tin liên quan đến câu hỏi: Bệnh răng sâu là gì? Để tìm hiểu chi tiết về quy trình, chi phí điều trị, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.