SỰ KHÁC BIỆT GIỮA RĂNG SỮA VÀ RĂNG VĨNH VIỄN

Sự khác biệt giữa răng sữa và răng vĩnh viễn

Nhìn vào bức ảnh trên bạn có thể biết đâu là răng sữa, đâu là răng vĩnh viễn không? Sự khác nhau giữa răng sữa và răng vĩnh viễn là gì?

rang sua1
Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng có câu trả lời.

1. Số lượng răng
Một trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào khoảng 6 tháng tuổi và hoàn thành lúc 2 tuổi rưỡi. Có tất cả 20 chiếc răng sữa.
Khoảng 6 tuổi trẻ bắt đầu mọc răng viễn và rụng các răng sữa. Đến lúc 12 tuổi trẻ có 28 chiếc răng. Một số người sẽ tiếp tục mọc răng khôn vào lúc 18-25 tuổi, hoặc sau đó nữa. Tuy nhiên một số người không mọc răng khôn.

2. Men và ngà răng sữa mỏng hơn

Do cấu trúc men và ngà mỏng hơn, buồng tủy lớn hơn do đó sâu răng sữa sẽ tiến triển vào tủy răng nhanh hơn so với răng vĩnh viễn. vì vậy sâu răng ở trẻ em cần được điều trị sớm.

3. Răng vĩnh viễn có màu vàng hơn răng sữa.

Răng sữa thường có màu trắng đục, răng vĩnh viễn trong hơn và mà có màu vàng hơn.

4. Răng vĩnh viễn thường có các nụ

Đối với các răng cửa vĩnh viễn, khi mới mọc sẽ có các núm nhỏ trên rìa cắn, các núm răng cửa này sẽ mất dần trong quá trình ăn nhai

5. Về hình dáng:

Thân răng sữa trông sẽ mập hơn so với răng vĩnh viễn vì răng sữa có tỉ lệ chiều ngang so với chiều cao lớn hơn.

AdultVsDecid

6. Chân răng sữa dang rộng hơn

Xét theo tỉ lệ so với phần thân răng thì chân răng sữa dài hơn, mảnh hơn. Các răng sữa hàm có nhiều chân ( thường 3 chân đói với hàm trên và 2 chân đối với hàm dưới) và các chân răng thường dang rộng nên việc nhổ răng sữa rất dễ bị gãy.

7. Mối liên quan giữa răng sữa và vĩnh viễn:

nha-khoa-qua-trinh-rang-sua-duoc-thay-bang-rang-vinh-vien

Thông thường các răng vĩnh viễn sẽ mọc ở ngay vị trí răng sữa vừa rụng. Do áp lực của răng vĩnh viễn ở bên dưới, chân răng sữa sẽ bị tiêu dần, lung lay và rụng đi, nhường chỗ cho răng vĩnh viễn.

Tuy nhiên, nếu các răng vĩnh viễn ở vị trí quá xa so với răng vĩnh viễn mà nó thay thế, nó sẽ mọc lên mà không cần răng sữa phải rụng. Hoặc nếu răng sữa không bị tiêu đi vì một lý do nào đó khi đã đến tuổi thay răng, thì răng vĩnh viễn mọc lên có thể bị lệch lạc do bị răng sữa chiếm chỗ.

Còn với trường hợp thiếu răng sữa bẩm sinh, sâu răng, sún răng hay mất răng sớm do chấn thương…, răng sữa khác hoặc răng vĩnh viễn sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng vĩnh viễn bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc.

Do đó răng sữa và răng vĩnh viễn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự tồn tại của răng sữa không chỉ đảm bảo chức năng ăn nhai, thẩm mỹ mà còn có vai trò quan trọng trong việc định hướng cho việc mọc răng vĩnh viễn của trẻ sau này.