Các câu hỏi thường gặp khi niềng răng

Các câu hỏi thường gặp khi niềng răng

Các câu hỏi thường gặp khi niềng răng

Dưới đây là 1 số câu hỏi thường gặp khi niềng răng của các bệnh nhân khi đến nha khoa Dr Hùng:

1/ Tại sao phải niềng răng?

Răng và hàm không xếp thẳng, răng không đều, răng cong lệch, mọc chen chúc… sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hình dáng khuôn mặt, miệng và nụ cười của bạn.

Khi bạn có vấn đề về răng miệng như trên thì việc điều chỉnh là hết sức cần thiết về mặt thẩm mỹ, sức khỏe và cả về tâm lý.

Niềng răng sẽ giúp giải quyết các vấn đề về hình dáng răng và hàm như sau:

• Hàm trên nhô ra nhiều so với hàm dưới hay còn gọi là hô.
• Hàm dưới nhô hơn nhiều ra so với hàm trên hay còn gọi là móm
• Răng quá nhiều, mọc chen chúc
• Răng cong lệch
• Khớp cắn không khít (giữa răng hàm dưới và hàm trên)
• Răng thưa hay bị hở nhiều

2/Tuổi nào niềng răng là tốt nhất?

Ở bất cứ tuổi nào còn có vấn đề về răng, hàm như trên chúng ta nên thực hiện việc niềng răng. Chỉnh hình răng mặt được áp dụng cho cả ở trẻ em và người lớn.

Tuy nhiên, độ tuổi tốt nhất để niềng răng là từ 10-14 tuổi; vì vậy bố mẹ cần quan tâm tới sức khỏe răng miệng của con cái và thực hiện thói quen khám, chăm sóc răng định kỳ để có lời khuyên và tư vấn từ các bác sĩ nha khoa.

Các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên cũng nên chủ động về việc theo dõi và chăm sóc răng miệng; thực hiện việc tư vấn niềng răng, chỉnh nha khi cảm thấy cần thiết. Nhiều trường hợp, có thể bên ngoài không thấy rõ nhưng khi đi được các bác sĩ chuyên môn sẽ tìm thấy vấn đề về cấu trúc răng hàm có thể cải thiện để bạn có hàm răng đẹp và nụ cười hoàn hảo hơn.

3/ Có nên nhổ răng khi niềng răng ?

Trong điều trị niềng răng, việc có cần thiết phải nhổ răng hay không sẽ tùy thuộc vào tình trạng răng miệng của từng người và theo chỉ định của bác sĩ sau khi khám và tư vấn cho bạn. Các trường hợp như:

– Răng mọc chen chúc: cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cho các răng còn lại sắp đều

– Khi bạn bị hô (răng hàm trên nhô ra trước so với hàm dưới): cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống đẩy lùi các răng vào mới có thể giảm hô

– Khi bạn bị móm ( răng hàm dưới đưa ra trước so với hàm trên): cũng như trường hợp răng bị hô, bác sĩ cũng cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống cần thiết nhằm đẩy lùi vùng răng trước hàm dưới giúp giảm móm.

– Khi bạn bị sai khớp cắn: có trường hợp bác sĩ cũng cần phải nhổ răng tạo khoảng trống để di chuyển các răng về vị trí ăn khớp với nhau.

Tỉ lệ cần nhổ răng khi niềng răng ở trẻ em tương đối thấp do xương mặt và xương hàm còn phát triển, bác sĩ niềng răng sẽ dựa vào sự phát triển của bé mà quyết định có nhổ răng hay không.

Vì thế nếu bạn đưa trẻ đến gặp bác sĩ niềng răng càng sớm thì tỉ lệ không phải nhổ răng càng cao. Ngược lại đối với người trưởng thành, tỉ lệ nhổ răng sẽ cao hơn vì khuôn mặt và xương hàm không phát triển nữa.

4/ Niềng răng một hàm được không?

Để đạt được kết quả cao nhất các bác sĩ thường khuyên nên niềng răng cả hai hàm, tuy nhiên ở một vài trường hợp bác sĩ có thể thực hiện niềng răng một hàm

Niềng răng một hàm được thực hiện khi chỉ có vấn đề sai lệch ở 1 hàm. Hàm còn lại phải đạt tỉ lệ chuẩn, không bị sai lệch về hình thể và còn phải đảm bảo tương quan hài hòa với hàm còn lại sau khi đã niềng răng.

Vì vậy, bác sĩ chỉnh nha sẽ là người cho bạn biết được có thể niềng răng một hàm hay không sau khi đã thăm khám và kiểm tra phim chụp x-quang của bạn.

5/ Có gặp khó khăn trong ăn uống khi niềng răng?

Bạn sẽ gặp một vài khó khăn về ăn uống trong khi niềng răng:

– Không ăn các loại thức ăn hay đồ uống cứng – giòn, quá nóng hay quá lạnh, như đá cục, các loại hạt cứng (đậu phộng, hạt điều),

– Không ăn đồ ăn có độ đính như kẹo cao su, kẹp dẻo…

– Không ăn đồ ăn quá ngọt .

– Đối với các thức ăn cứng, giòn nhưng tốt cho sức khỏe như cà rốt, táo,.. bên nên cắt nhỏ hãy xay nhuyễn để tránh lực tác động mạnh vào răng.

– Chú ý mắc cài, dây đai, lò xo… có thể bị lệch, cong, đứt khi bạn ăn uống hay đánh răng. (Bạn cần hỏi bác sĩ để được hướng dẫn xử lý ngay tức thì các bất thường xảy ra)

– Tránh các tác động mạnh đến răng miệng: Việc tập thể thao, chơi các trò vận động mạnh rất dễ gây ra các va đập tác động trực tiếp vào răng miệng. Bạn cần phải hạn chế và sử dụng dụng cụ bảo vệ khi cần thiết.

Khi bị tai nạn có va đập răng miệng phải kiểm tra cẩn thận xem bộ niềng răng có bị ảnh hưởng không và có cần đến cho bác sĩ khám, kiểm tra lại.

6/ Cách vệ sinh răng khi đang niềng răng ?

Vệ sinh răng miệng đòi hỏi phải làm kỹ và cẩn thận vừa để đảm bảo sức khỏe răng miệng, đặc biệt là không để thức ăn, mảng bám giữ lại trên mắc cài, dây niềng, lò xo,…và không được làm ảnh hưởng đến hình dạng cấu trúc niềng răng. Bác sĩ sẽ có hướng dẫn cho bạn dùng bàn chải, chỉ nha khoa chuyên dụng và cách sử dụng.

7/ Tuồi càng lớn thì niềng răng càng phức tạp ?

Với sự tiến bộ của ngành nha khoa ngày nay thì niềng răng không chỉ dành cho trẻ em mà dành cho đủ mọi lứa tuổi. Ngày càng có nhiều người lớn chọn phương pháp niềng răng để chỉnh sửa những khiếm khuyết của răng miệng nhằm cải thiện nụ cười của mình. Tại TTNk Dr Hùng và Cs chúng tôi có những bệnh nhân chỉnh nha ở độ tuổi 55-57 tuổi.

8/ Bác sĩ nào cũng có thể làm niềng răng ?

Không phải bác sĩ nha khoa nào cũng có thể điều trị niềng răng cho bạn. Để trở thành một bác sĩ điều trị niềng răng phải được đào tạo bài bản chuyên sâu về lĩnh vực chỉnh hình răng mặt. Kinh nghiệm của bác sĩ chỉnh nha cũng là một vấn đề đáng được lưu tâm.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm ý kiến của những bệnh nhân đã điều trị niềng răng trước đó. Chọn không đúng bác sĩ niềng răng giỏi có thể gây ra cho bạn những hệ lụy về sau.

9/ Điều trị niềng răng có làm hại răng không?

Trong lĩnh vực nha khoa, chỉnh hình răng mặt là một chuyên khoa khó và phức tạp. Việc chỉnh nha, niềng răng không tốt sẽ gây ra nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của người được điều trị. Những hậu quả do điều trị nha khoa không đúng cách như:

Bệnh nhân có thể bị lung lay răng: không hồi phục do lực di chuyển răng quá mạnh, không kiểm soát được tốc độ di chuyển răng.

Khớp cắn sai: do trong quá trình điều trị không điều chỉnh và định hướng được đúng khớp cắn.

Việc điều trị có thể bị kéo dài mà không kết thúc được: thậm chí, ngay cả sau khi đã kết thúc điều trị một vài năm răng vẫn bị lệch lạc trở lại.

Do đó, để việc thực hiện chỉnh nha đạt được kết quả như mong đợi, ngay từ đầu việc lựa chọn một trung tâm nha khoa uy tín, bác sĩ giỏi tay nghề là bước khởi đầu quan trọng cho sự thành công của việc chỉnh nha.